Hoạt động sắp xếp các trích dẫn theo mô hình nhân vật

Hoạt động này mang đến cho học sinh sự sáng tạo khi phân tích các nhân vật. Học sinh sẽ tìm các trích dẫn từ văn bản/tư liệu lịch sử về một nhân vật sau đó sắp xếp lại theo một mô hình

0 1,007

Hoạt động này mang đến cho học sinh sự sáng tạo khi phân tích các nhân vật. Học sinh sẽ tìm các trích dẫn từ văn bản/tư liệu lịch sử về một nhân vật sau đó sắp xếp lại theo một mô hình như sau:

  • Đầu: những trích dẫn nói về suy nghĩ của nhân vật
  • Miệng: những trích dẫn câu nói của nhân vật
  • Tai: những điều mà mọi người nhận xét về nhân vật
  • Trái tim: những điều mà nhân vật cảm nhận, tình cảm và cảm xúc
  • Tay trái: Hành động đối với quân lính hoặc các tướng lĩnh
  • Tai phải: Hành động của với kẻ thù/người đối nghịch
  • Chân: những trích dẫn thể hiện giá trị, nền tảng cốt lõi

Các bước thực hiện

  1. Chuẩn bị

Giáo viên phát sẵn cho học sinh các tài liệu/tư liệu lịch sử về nhân vật. Có thể là một tác phẩm văn học hoặc các tư liệu lịch sử ghi chép về nhân vật.

Yêu cầu học sinh đọc các đoạn văn hoặc trích dẫn ngắn gọn trong các tài liệu lịch sử về một nhân vật cụ thể.

Giáo viên có thể cho học sinh chọn một nhân vật hoặc chỉ định một nhân vật cố định cho học sinh.

  1. Học sinh tìm kiếm các trích dẫn

Yêu cầu học sinh tìm kiếm các câu trích dẫn trong các tư liệu. Những câu trích dẫn mà học sinh lựa chọn từ tư liệu có thể bao gồm: mô tả, đối thoại, quan sát từ các nhân vật khác, v.v.

Khi thu thập trích dẫn, học sinh xem xét các yếu tố sau:

Điều nào là cốt lõi và trung tâm nhất giúp thể hiện hoặc đại diện cho tính cách, phẩm chất của nhân vật

Những trích dẫn nói về ảnh hưởng của nhân vật đối với lịch sử?

Cái nào thiên về lý trí, suy nghĩ của nhân vật, cái nào thiên về tình cảm, cảm xúc của nhân vật.

  1. Học sinh sắp xếp trích dẫn

Sau khi hoàn thành xong hai bước trên, học sinh sẽ sử dụng các câu trích dẫn mà chúng đã tìm thấy trong các tư liệu để tạo ra một hình tượng trưng cho nhân vật của họ.

Trong ví dụ khi sắp xếp các trích dẫn về nhân vật Quang Trung trong Hoàng Lê Nhất thống chí, học sinh sẽ sưu tầm các trích dẫn về nhân vật, sau đó sắp xếp các trích dẫn đó theo mô hình của nhân vật:

  • Đầu: những trích dẫn nói về suy nghĩ của Quang Trung
  • Miệng: những trích dẫn câu nói của Quang Trung
  • Tai: những điều mà mọi người nhận xét về Quang Trung
  • Trái tim: những điều mà Quang Trung cảm nhận, tình cảm và cảm xúc
  • Tay trái: Hành động của Quang Trung đối với quân lính hoặc các tướng lĩnh
  • Tai phải: Hành động của Quang Trung với kẻ thù
  • Chân: những trích dẫn thể hiện giá trị, nền tảng cốt lõi của Quang Trung
  1. Suy ngẫm

Giáo viên có thể cho học sinh tự suy ngẫm hoặc tiến hành suy ngẫm và thảo luận theo cặp đôi. Các câu hỏi suy ngẫm mà giáo viên có thể sử dụng:

  • Bằng cách nào bạn có thể tìm được các trích dẫn chính xác mà không bị bỏ sót?
  • Bạn có nhận thấy điểm mâu thuẫn nào giữa suy nghĩ, lời nói và hành động của nhân vật không?
  • Bạn có nhận thấy điểm mâu thuẫn nào giữa điều nhân vật nghĩ và những điều người khác nghĩ về nhân vật hay không?
  • Theo bạn, hoạt động này có ích như thế nào trong quá trình đánh giá nhân vật?
  • Bạn có thể áp dụng hoạt động này trong các môn học nào khác?

Nguyễn Hữu Long

(Bài viết này thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ)

Leave A Reply

Your email address will not be published.