SỬ DỤNG TRANH TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG (PROPAGANDA POSTER) KHI DẠY VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

Để hiểu về một cuộc chiến tranh đã khó, để hiểu về một cuộc chiến tranh ở xa học sinh cả về thời gian và không gian, có lẽ còn khó hơn rất nhiều. Vây làm thế nào để học sinh có những trải nghiệm gần nhất, chân thực nhất về những gì đã xảy ra trong cuộc chiến? Làm thế nào để có thể phát triển được năng lực nhận thức xã hội của học sinh?

1 1,569

Để hiểu về một cuộc chiến tranh đã khó, để hiểu về một cuộc chiến tranh ở xa học sinh cả về thời gian và không gian, có lẽ còn khó hơn rất nhiều. Vây làm thế nào để học sinh có những trải nghiệm gần nhất, chân thực nhất về những gì đã xảy ra trong cuộc chiến? Làm thế nào để có thể phát triển được năng lực nhận thức xã hội của học sinh?

Cách sử dụng các tranh tuyên truyền cổ động trong CTTG thứ Nhất (1914 – 1918) sẽ giúp các thầy cô làm được điều đó.

1. Tranh tuyên truyền là gì? Là việc sử dụng sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ để làm cho người ta tin và làm theo một điều gì đó.

2. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất tranh tuyên truyền dùng để:

– Động viên/Tuyển thanh niên gia nhập quân đội

– Khuyến khích phụ nữ làm việc trong các nhà máy và trong các đơn vị có sự tham gia của phụ nữ

– Khuyến khích mọi người tiết kiệm thực phẩm và không lãng phí

– Động viên, khuyến khích mọi người mua trái phiếu chính phủ.

3. Tại sao các tranh tuyên truyền lại cần thiết trong chiến tranh thế giới thứ nhất?

• Khi chiến tanh nổ ra lực lượng quân đội chính quy có quân số khá ít;

• Quân đội rất cần lôi cuốn các nam thanh niên tham gia và chiến đấu;

• Hầu hết thời đó không có radio và TV chưa ra đời

• Cách dễ nhất để chính phủ liên lạc với người dân là thông qua các áp phích, tranh tuyên truyền dán trên tường ở tất cả các thị trấn và thành phố.

=> Các tranh tuyên truyền trở thành “vũ khí ở trên tường.”

4. Tranh cổ động đã lôi cuốn thanh niên tham gia chiến đấu bằng cách nào?

– Những nam thanh niên sẽ cảm thấy mình hèn nhát, không phải là “đàn ông” khi ở nhà.

– Phụ nữ được khuyến khích và cả tạo áp lực cho chồng, bạn trai, con trai và anh em tham gia quân đội.

– Tranh tuyên truyền đã nhấn vào nỗi sợ hãi của người dân 

  • Một số tranh tuyên truyền đã dùng nỗi sợ hãi để thúc đẩy đàn ông tham gia chiến đấu.
  • Các tranh tuyên truyền cho thấy sự tàn bạo mà người Đức đang làm với người Pháp và Bỉ
  • Tranh tuyên truyền đưa ra thông điệp, trừ khi người Anh ngăn chặn được người Đức nếu không Đức sẽ xâm chiếm Anh và gây ra tội ác tàn bạo đối với gia đình họ.

Tranh tuyên truyền đã khuyến khích phụ nữ làm việc trong các nhà máy hoặc tham gia quân đội?

  • Khi đàn ông tham gia chiến tranh, phụ nữ cần phải làm công thay cho những người đàn ông;
  • Chiến tranh dẫn đến nhu cầu rất lớn sức lao động của phụ nữ trong các nhà máy, để sản xuất vũ khí, đạn dược và đồng phục cần thiết cho binh lính;
  • Thiếu lương thực nên phụ nữ là lực lượng chính để trồng lương thực cho người dân Anh và binh lính ở Pháp.

NHIỆM VỤ DÀNH CHO HỌC SINH

Hãy thiết kế một bức tranh tuyên truyền cổ động sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 – 1918). Hãy nhớ đến mục đích của những bức tranh tuyên truyền này.

– Khuyến khích đàn ông, thanh niên tham gia quân đội

– Tuyển dụng phụ nữ làm việc trong các nhà máy và trong Đội quân nữ

– Để khuyến khích mọi người tiết kiệm thực phẩm và không lãng phí;

– Để khuyến khích mọi người mua trái phiếu chính phủ.

Nguyễn Hữu Long

____________________________________________________________________________________________

Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

1 Comment
  1. […] Nhất (1914 – 1918) cho đến ngày nay. (các thầy cô có thể tham khảo bài viết Sử dụng tranh tuyên truyền cổ động khi dạy về CTTG 1) Dưới thời kì Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, hệ thống tranh tuyên truyền cổ […]

Leave A Reply

Your email address will not be published.